Giới thiệu tình hình kinh tế - xã hội xã Liên Sơn
1. Về phát triển
kinh tế
1.1. Về phát triển nông nghiệp và nông
thôn, xây dựng nông thôn mới
*
Về sản xuất nông nghiệp, thủy sản:
Các chủ trương chính sách đối với nông
nghiệp được triển khai thực hiện có hiệu quả; các chương trình hỗ trợ sản xuất
như giống lúa chất lượng cao, lúa cao sản và một số giống cây vụ đông, chính
sách miễn thuỷ lợi phí tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.
Diện tích gieo cấy lúa hàng năm 603,02
ha năng xuất bình quân đạt 96,4 tạ/ha; tổng
sản lượng lương thực có hạt đạt 3.273 tấn/năm. Bình quân lương thực đầu người đạt
606,1 kg/năm. Hợp tác xã tổ chức làm tốt các khâu dịch vụ, nhân dân mạnh dạn
đưa lúa lai vào sản xuất ở vụ đông xuân nên năng xuất tăng.
Cây màu và cây vụ đông duy trì 32,7 ha/năm
chủ yếu là hành, tỏi và rau các loại.
Thủy sản duy trì diện tích nuôi trồng 80
ha đất 1 lúa thành 1 vụ lúa 1 vụ cá kết hợp làm kinh tế gia trại đem lại hiệu
quả kinh tế cao bình quân đạt 11 tấn cá/năm, trị giá 5,5 tỉ đồng/năm.
Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo
Luật HTX đã thực hiện các khâu dịch vụ; nước, làm đất, dự báo tình hình sâu bệnh,
cung ứng giống, các loại phân bón.
Công tác phòng chống lụt bão, úng đã
được coi trọng. Hàng năm đã chủ động triển khai thực hiện tốt phương án phòng
chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai, góp phần hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại
do thiên tai gây ra.
Chăn
nuôi phát triển theo mô hình gia trại, phát triển ngày càng đa dạng con nuôi;
đàn lợn phát triển, nhiều mô hình nuôi theo hướng công nghiệp thu hàng trăm triệu
đồng/ năm; đàn gia cầm tăng mạnh, đàn trâu, bò phát triển. Một số con nuôi đặc
sản như đàn dê, ong, lợn rừng có chiều hướng phát triển.
Bình quân hàng năm đàn lợn 11.205 con, ước
tính 112,5 tấn/năm, giá trị thu nhập 5,6 tỷ đồng/năm.
Trâu bò
165 con. Đàn gia cầm duy trì từ 30.000 con ước tính giá trị thu nhập 1,8 tỷ/năm.
Nuôi trồng
thủy sản duy trì 80 ha ước đạt 3,9 tỷ đồng/năm. Trong chăn nuôi nhiều hộ gia
đình nuôi theo hướng công nghiệp, sản xuất hàng hóa.
*
Về xây dựng nông thôn mới:
Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng
Nông thôn mới đến cuối năm 2019 Đảng bộ và nhân dân xã Liên Sơn đã hoàn thành
xây dựng 20 tiêu chí trong XD NTM. Một vinh dự lớn đã đến ngày 09/12/2019 Chủ tịch
UBND tỉnh Ninh Bình đã ra quyết định phê chuẩn công nhận xã Liên Sơn đạt chuẩn
xã NTM.
1.2. Về phát triển ngành nghề, dịch vụ,
bảo tồn di tích lịch sử văn hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông
thôn.
- Trong nhiệm kỳ qua cùng với phát triển
kinh tế nông nghiệp là việc mở mang ngành nghề dịch vụ, thu hút trên hai nghìn
lao động tham gia đưa kinh tế xã hội phát triển góp phần xoá đói giảm nghèo.
+ Các nghề như: nghề mộc, xây dựng, cơ khí, xay xát, máy làm đất, phương
tiện vận chuyển hành khách, hàng hoá, sản xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt nghề
may hiện trên địa bàn xã đã 04 cơ sở, thu trên 200 lao động tham gia có thu nhập
ổn đinh từ 3 đến 6 triệu đồng trên tháng, ngoài ra có khoảng trên vài nghìn người
trong độ tuổi lao động đi làm công nhân tại các khu, cụm công nghiệp trên địa
bàn Huyện, có thu nhập ổn định từ 5 đến 10 triệu đồng trên tháng.
+ Các loại hình dịch vụ phát triển mạnh như:
kinh doanh buôn bán tạp hoá, điện tử, đồ gỗ, điện nước, thiết bị vệ sinh, vật
liệu xây dựng, bể bơi có thu nhập ổn định, nhiều hộ có đột phá trong phát triển
kinh tế.
Tổng thu nhập từ ngành nghề dịch vụ ước tính
48,1 tỷ đồng/năm. Cùng với các nguồn thu nhập
khác đưa bình quân thu nhập đầu người đến cuối năm 2019 đạt 43,5 triệu đồng/người/năm.
- Bên cạnh nhiệm
vụ phát triển kinh tế, trong nhiệm kỳ vừa qua địa phương đã huy động các nguồn
lực để trùng tu tôn tạo, sửa chữa, xây dựng các khu di tích lịch sử văn hóa
Chùa đồi Linh Sơn Tự và Đình Bình Khang. Cụ thể đã sửa chữa 5 gian Chùa chính;
xây mới nhà thờ Sư tổ Đạt ma, xây dựng khuôn viên sân chùa, xây cổng và đổ đường
bê tông lên chùa…(với số tiền trên 1 tỷ đồng,
bằng nguồn công đức của nhân dân địa phương và con em sinh sống xã quê); sửa
chữa mái sau Đình Bình Khang với số tiền trên 100 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ của
Sở văn hóa tỉnh Ninh Bình; trùng tu Đền quan Thái bảo Trịnh Tú (với số tiền trên 1 tỷ đồng), bằng nguồn
tài trợ của các nhà hảo tâm.
1.3. Về công tác thu ngân sách:
- Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đạt
kết quả tốt; năm 2015 là
7.503.523.000đ tỷ đồng, đến cuối năm 2019 đạt trên 16 tỷ đồng. Công tác
chi ngân sách đáp ứng yêu cầu chi thường xuyên, tăng cường chi cho đầu tư phát
triển, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Tạo điều kiện tốt để các tổ chức, cá nhân tiếp
cận các kênh thuộc hệ thống tín dụng, ngân hàng, các chương trình vay vốn ưu
đãi để vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo.
1.4.
Về đầu tư, xây dựng kết cấu kinh tế, xã hội: đã được quan tâm
đầu tư phát triển, có bước đột phá trong xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện
chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới.
- Giao thông: tổng mức đầu tư 16,7 tỷ đồng;
làm mới bê tông 2,9 km đường từ đê Hoàng Long đến Nghĩa trang Liệt Sỹ, đang tổ
chức thi công đường từ Nghĩa trang Liệt sỹ đi Đầm cút dài 1,7 km
- Xây mới Trường MN khu trung tâm; Trạm
y tế; Chợ; Nhà văn hóa và sân vận động trung tâm xã; tu sửa khu nhà 2 tầng trường
Tiểu học; xây mới 06 nhà văn hoá (xóm 14, xóm 2, xóm 10, xóm 9, xóm 4 và xóm
5); xây dựng xong tuyến đường giao thông từ đê Hoàng Long xóm đến UBND xã, một
nhánh rẽ xóm 8 đến xóm 7 và một nhánh rẽ xóm 2; đổ xong cốt nền tuyến đường từ
đê Hoàng Long xóm 2 đến xóm 11; mở thầu tuyến đường cống ông Thể xóm 12 đi ngã
tư Đồi đá, tuyến từ Nghĩa trang liệt sỹ đến đê Đầm cút và tuyến từ Trạm y tế
xóm 9 đến công ông Son xóm 10; làm được 3,9 km đường bê tông
thôn xóm; đề nghị Công ty điện lực kéo đường dây và lắp 01 Trạm biến áp khu dân
cư mới xóm 9 từ UBND xã đến Cầu xóm 10.
- Tốc độ xây dựng nhà ở trong nhân dân
theo chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới phát triển mạnh; hàng năm xây
mới từ 40 đến 50 ngôi nhà mới.
1.5. Về quản lý đất đai, tài nguyên môi
trường:
- Tập
trung giải quyết những tồn đọng về đất đai theo Quyết định 1114/QĐ-UBND, của Ủy
ban nhân huyện Gia Viễn ngày 27/12/2013.
- Tổ chức
kiểm đếm đất đai xen kẹt trong khu dân cư, kiểm đếm đất đai thực hiện quyết định
313 của UBND tỉnh vể giao đất cho các hộ gia đình, kiểm đếm đất đai lấy ra làm
các dự án, và đất đai quy hoạch theo chương trình xây dựng nông thôn mới để phục
vụ cho công tác dồn điền đổi thửa, làm thủ tục chuyển nhượng đất cho 98 hộ, giải quyết tranh chấp đất đai, tiểu
ngõ trong khu dân cư. Lập hồ sơ trình xin đấu giá đất ở, năm 2017 đấu được 43
lô ở các khu vực đường Cầu chùa, đường Nông tròn giáp xóm 11 và khu vực đường từ
xóm 1 đến Nhà máy nước sạch; năm 2019 xin chủ trương đấu giá đất ở gồm
73 lô ở các khu vực cửa ông Bảng xóm 10; đường Nông tròn và tuyến trường Cầu
Sơn dương.
- Công tác VSMT được đảm bảo, ý thức bảo
vệ môi trường của người dân từng bước được nâng lên, hạn chế tối đa được tình
trạng xả rác bừa bãi ra môi trường, các xóm duy trì tổ chức tốt công tác thu
gom rác thải chuyên trở đến hố rác tập trung của xã, sau đó 1 phần được xử lý đốt
tại hố rác tập trung, một phần xã thuê xe trở đi Tam Điệp để xử lý.
2.
Về phát triển văn hoá - xã hội.
2.1. Công tác y tế, giáo dục và đào tạo:
-
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Thực
hiện tốt chức năng khám chữa bệnh bảo đảm sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngay từ
tuyến cơ sở, năm 2018 Trạm y tế đã được đầu tư xây dựng và trang thiết bị mới
theo yêu cầu chuẩn Quốc gia, hiện nay đồng chí Trạm trưởng có trình độ là Bác sỹ,
đội ngũ y tế thôn bản, cộng tác viên dân số thường xuyên được củng cố đủ số lượng
hoạt động có hiệu quả. Công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, phòng chống
HIV/AIDS, truyền thông lồng ghép chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em, KHHGD, chương
trình tiêm phòng bệnh truyền nhiễm cho các đối tượng được triển khai tổ chức thực
hiện kịp thời như: tiêm chủng cho trẻ em đạt 97,5% đảm bảo an toàn tuyệt đối, uống
Vitamin a đạt 100%. Trong 5 năm qua đã tổ chức thăm khám chữa bệnh BHYT là
11.450 lượt, khám dự phòng cho học sinh và NCT là 9.345 lượt, khám sức khỏe cho
người khuyết tật 565 lượt, khám thai là 2.110 lượt. Ngoài ra còn phối kết hợp với
viện mắt tỉnh và các cơ sở y tế khám miễn phí cho các cụ cao tuổi và các đối tượng.
+ Tỷ lệ người sử dụng BHYT được tăng lên
đặc biệt quan tâm đến thực hiện BHYT cho hộ nghèo, cận nghèo, vân động tuyên
truyền mua BHYT gia đình, đến nay đã có 86,3% người có thẻ BHYT.
+ Chất lượng khám chữa bệnh ngày càng tốt
hơn, công tác DSKHHGĐ được quan tâm đúng mức. Tỷ
lệ tăng dân số tự nhiên 8,8 phần ngìn, tỷ lệ trẻ em từ 1 đến 5 tuổi suy dinh dưỡng
về cân nặng là 12,6%, suy dinh dưỡng về chiều cao là 13,7%; tỷ lệ người sinh
con thứ 3 trở lên bình quân 21 người/ năm.
-
Công tác giáo dục và đào tạo: Ngày càng được quan tâm đầu tư, phát triển,
công tác xã hội hoá giáo dục được nhân rộng, nhân dân đồng tình hưởng ứng. Cơ sở
vật chất phục vụ cho ngành giáo dục ngày càng được tăng cường, quy mô trường lớp,
đội ngũ cán bộ, giáo viên 3 trường từng bước được chuẩn hoá, chất lượng giáo dục
đi vào thực chất, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cải cách giáo dục trong tình hình mới.
+ Trường Tiểu học, THCS được công nhận
tái chuẩn, Trường Mầm non đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem
xét công nhân chuẩn Quốc gia giai đoạn một vào cuối năm 2019. Trẻ em trong độ
tuổi đến trường đạt 100%, tỷ lệ học sinh lên lớp 99,6 % tỷ lệ học sinh tốt nghiệp
đạt 100%, học sinh học hết chương trình THCS tiếp tục vào học các trường THPT
và trung tâm giáo dục thường xuyên. Số học sinh thi đỗ vào các trường đại học,
cao đẳng tăng, số học sinh thi đỗ vào học trường Lương Văn Tuỵ ngày càng nhiều.
Đã có học sinh đat giải quốc gia. Giáo viên giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, chiến sỹ
thi đua của ngành tăng.
+ Công tác xã hội hoá giáo dục, phong
trào khuyến học, khuyến tài được nhân rộng. Đã xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân
tiêu biểu, góp phần tích cực xây dựng xã hội học tập. Các trường đã làm tốt
công tác huy động các nguồn lực xã hội hóa để đầu tư cho giáo dục (tiền và hiện
vật quy ra tiền) là: Trường MN huy động được 208 triệu đồng; Trường Tiểu học huy
động được 101 triệu đồng; Trường THCS huy động được 345 triệu đồng.
+ Trung tâm học tập cộng đồng phối hợp với
các nhà trường, ban ngành đoàn thể, trung tâm dạy nghề Huyện, HTXNN mở nhiều lớp
tập huấn, chuyển giao KHKT cho đoàn viên, hội viên và người nông dân. Hội khuyến
học làm tốt công tác tuyên truyền vận động xây dựng Quỹ khuyến học của các dòng
họ, gia đình, thôn xóm và xây dựng Quỹ khuyến học của xã để thưởng cho học
sinh, giáo viên giỏi, học sinh nghèo vượt khó đến nay quỹ của xã có 33 triệu đồng. Hội cha mẹ học sinh đã phối hợp tích cực với nhà trường
và địa phương trong việc huy động ngày công, tiền để tu sửa cơ sở vật chất trường
lớp từng bước đáp ứng yêu cầu dạy và học. Sự cố gắng nỗ lực của các thày cô
giáo, hội khuyến học, trung tâm học tập cộng đồng, đã cùng Đảng, chính quyền địa
phương và nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đào tạo ở điạ phường.
2.2. Công tác vệ sinh môi trường, VSATTP: Việc thu gom
rác thải tập trung đi vào nề nếp, hạn chế việc người dân tự do xả rác thải, chất
thải ra môi trường. Vệ sinh an toàn thực phẩm được tuyên truyền sâu rộng và được
kiểm soát chặt chẽ nhất là trong các dịp lễ tết, qua đó đã từng bước tạo nhận
thức trong nhân dân về bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với sức
khoẻ của người dân, trong nhiệm kỳ không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào trên địa
bàn xã. Hiện nay đã có 100% hộ gia đình sử dụng nước sạch; 83,6 hộ gia đình sử
dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
2.3. Công tác giải quyết việc làm, giảm
nghèo, nâng cao chất lượng an sinh xã hội:
- Công tác giảm nghèo được triển khai rộng
khắp góp phần cùng nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo và gia đình chính sách khó
khăn. Các ngân hàng đã cho các hộ
nghèo, học sinh, sinh viên vay để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện
cho học sinh sinh viên hộ nghèo vươn lên học tập, tạo điều kiện cho hàng trăm
lao động có việc làm góp phần xoá đói giảm nghèo, đến nay toàn xã đã có 385 nhà 02 tầng, 570 nhà mái bằng kiên cố, hầu hết các hộ gia đình đều có phương tiện
nghe nhìn, đi lại, nhiều gia đình sử dụng phương tiện đắt tiền. Tỷ lệ hộ nghèo giảm năm 2019 còn 2,26%.
- Công tác an sinh xã hội đảm bảo, xoá
đói giảm nghèo thực hiện có hiệu quả, đời sống nhân dân ổn định, được cải thiện
nhiều mặt. Các chủ trương của Đảng, Nhà nước về chính sách xã hội được triển
khai đồng bộ, kịp thời, chính xác nhất là chế độ chính sách đối với gia đình
người có công, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm thường xuyên.
2.4. Công tác văn hoá, thông tin, thể dục
thể thao:
* Văn hóa, thông tin: Hệ thống truyền
thanh phát triển góp phần kịp thời đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
và của địa phương đến đông đảo các tầng lớp nhân dân. Cuộc vận động “toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, và cuộc vận
động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thi văn minh” tiếp tục phát huy
có hiệu quả. Đến nay đã có 14/14 xóm đạt danh hiệu làng văn hoá bằng 100%, 05
cơ quan trường học văn hoá; trên 90% gia đình văn hoá, trong nhiệm kỳ đã xây dựng
được 06 nhà văn hoá (gồm xóm 14, 2, 10, 9, 4, 5) xây mới, đưa tổng số nhà văn
hoá thôn trong toàn xã đến 12/2019 là 14/14 xây dựng xong nhà văn hóa bằng
100%, các nhà văn hoá đã khai thác khá hiệu quả là nơi sinh hoạt cộng đồng và tổ
chức các hoạt động hội họp của chi bộ đảng, thôn xóm và các đoàn thể, tổ chức
hoạt động VHVN, TDTT và là nơi sinh hoạt của TNNĐ trong các dịp hè và tết trung
thu hàng năm. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội
đã được thực hiện nghiêm túc theo quy ước, hương ước của địa phương đảm bảo văn
minh, an toàn, tiết kiệm góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
* Hoạt
động văn nghệ thể thao quần chúng phát triển mạnh, các CLB văn hóa thể
dục thể thao được duy trì và phát triển như: CLB bóng bàn, bong chuyền, cầu
lông, tâm năng thức vũ kinh, CLB nữ người cao tuổi, CLB cờ tướng; cuối năm 2018
UBND xã ra quyết định thành lập CLB Đàn hát dân thu hút đông đảo các tầng lớp
nhân dân tham gia. Tổ chức thành công đại hội thể dục thể thao lần thứ VI.