image banner
giới thiệu điều kiện tự nhiên xã Liên Sơn

1.Vị trí địa lý:

Xã Liên Sơn nằm ở phía Tây bắc của huyện Gia Viễn với tổng diện tích 670,65 ha theo ranh giwois hành chính, nằm cách thị trấn Me khoảng 3 km, cách thành phố Ninh Bình khoảng 30 km và có ranh giới tiếp giáp cụ thể như sau:

+ Phía Bắc giáp xã Gia Hưng.

+ Phía Nam giáp xã Gia Phú và thị trấn Me.

+ Phía Đông giáp xã Gia Hòa.

+ Phái Tây giáp xã Gia Thủy của huyện Nho Quan.

2.Diện tích tự nhiên:

*Tổng diện tích đất tự nhiên: 670,65ha. Trong đó:

+Đất sản xuất nông nghiệp: 451,81 ha.

-Đất trồng cây hàng năm: 401,74 ha.

                    -Đất trồng lúa: 394,58 ha.

                    -Đất trồng cây hàng năm khác: 7,16ha.

- Đất trồng cây lâu năm: 50,07 ha.

+ Đất lâm nghiệp: 11,12 ha.

-Đất rừng phòng hộ: 0,69ha.

-Đất rừng đặc dụng: 9,73 ha.

-Đất rừng sản xuất: 0,7 ha.

+ Đất nuôi trồng thủy sản: 38,77 ha.

+ Đất nông nghiệp khác: 0,24 ha.

*Đất phi nông nghiệp: 150,73 ha

+ Đất ở: 39,51 ha.

+ Đất chuyên dùng: 78,05 ha.

+ Đất tôn giáo: 0,78 ha.

+ Đất nghĩa trang: 3,4 ha.

+ Đất sông suối và mặt nước: 28,99 ha.

*Đất chưa sử dụng: 17,98 ha.

+ Đất bằng chưa sử dụng: 15,32 ha.

+ Núi đá không có rừng cây: 1,90 ha.

+ Đồi núi chưa sử dụng: 0,76 ha.

3.Đặc điểm địa hình, khí hậu, địa chất:

*Địa hình:

Xã Liên Sơn thuộc vùng chiêm trũng nằm trên sông Bôi. Sông Bôi là một chi lưu của sông Hoàng Long. Sông Bôi chảy qua vùng đất thấp nên thường hay gây lũ lụt, hướng thoát nước mặt cơ bản dựa vào hệ thống sông ngòi tự nhiên của xã.

*Khí hậu:

Mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm chia làm 4 mùa, mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô hanh trái ngược nhau.

Nhiệt độ trung bình năm 24oC, nhiệt độ cao nhất 40 oC (tháng 5 – tháng 6), thường kèm theo mưa to, nhiệt độ thấp nhất dưới 10 oC ( tháng 12 – tháng 1).

Hướng gió chủ đạo là Đông bắc và Đông nam. Gió mùa Đông bắc chủ yếu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông nam vhur yếu từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào.

Hàng năm có từ 5 -7 cơn bão ảnh hướng đến địa bàn xã, chủ yếu ảnh hưởng gây mưa lớn thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp.

Lượng mưa hàng năm trung bình từ 600 – 1800 mm, trong năm lượng mưa phân bố không đồng đều, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, đặc biệt là vào tháng 7,8,9.

Độ ẩm không khí tương đối cao trung bình trong năm từ 82%

Số giờ nắng trung bình 1.600 – 1.800 giờ/năm.

*Địa chất:

Địa chất công trình: Nhìn chung địa chất trong xã có nến địa hình tương đối bằng phẳng và ổn định. Tuy nhiên khu vực lập quy hoạch chủ yếu là đất ruộng lúa, ao hồ, mặt nước chưa sử dụng, … có phủ lớp hữu cơ và đất mùn rất dầy vì vậy khi xây dựng công trình từ 3 tầng trở lên cần khoan khảo sát kỹ để có biện pháp xử lý nền móng phù hợp.

4.Tài nguyên:

*Tài nguyên đất.

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 670,65 ha với các loại đất phù sa, đất Feralitic. 

*Tài nguyên rừng.

Trên địa bàn xã hiện có 11,12 ha đất rừng. Số diện tích rừng trên nằm ở đầu nguồn có tác dụng điều tiết nguồn nước, chống sói mòn đất, điều hòa khí hậu cân bằng sinh thái.

*Tài nguyên nước:

 Tài nguyên nước khá dồi dào, nguồn nước mặt được lấy từ sông Bôi và các ao hồ nằm rải rác cùng là nguồn nước quan trọng.

- Nguồn nước mặt: Diện tích mặt nước ao hồ, sông suối chuyên dùng của xã là 28,99 ha, diện tích trên nằm phân bố trên toàn địa bàn xã. Diện tích đang sử dụng để nuôi trồng thủy sản của xã là 38,77 ha.

- Nguồn nước ngầm tại khu vực xã tuy chưa được tính toán khan thăm dò cụ thể. Nhưng từ thực tế sử dụng của nhân dân cho thấy mực nước ngầm có độ sâu từ 4 – 15m. Nguồn nước ngầm của xã thực tế qua sử dụng là nước chua nên nguồn nước sử dụng hiện tại là nước mưa và nước ao hồ, sông ngòi không đảm bảo chất lượng.

BẢN ĐỒ TP NINH BÌNH

Tin mới nhất
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Đăng nhập